SEOUL

Tầng 2, Tòa nhà Gangseong, 16, Teheran-ro 63-gil, Gangnam-gu.

NGHỆ AN

Số 248 Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An.

HÀ NỘI

Số 20 ngõ 118/6 Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

HẢI DƯƠNG

Số 101 Phạm xuân huân, Phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương.

SÀI GÒN

số 37 đường số 14, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

DU HỌC HÀN QUỐC – RỐT CUỘC LÀ SƯỚNG HAY KHỔ

Tớ nghĩ là câu hỏi này là một câu hỏi đáng quan tâm với những cậu nào chuẩn bị lên đường sang Hàn Quốc hoặc là đang lên ý định chuẩn bị đi, còn với những cậu nào đã đi như tớ, thì có lẽ đã biết rất rõ câu trả lời rồi.
Tối qua tớ ngồi nói chuyện phiếm với hai đứa em. Bé gái kể tớ là: “Chị ơi, em đi làm, người Hàn hỏi em là con gái qua Hàn khổ vậy, tại sao lại qua?”. Con bé em tớ mới trả lời lại rằng: “Nếu biết trước là khổ thế này thì tui đã không đi ???”. Tớ bật cười, quay sang hỏi đứa em trai còn lại: “Còn em, sang Hàn thấy khổ không?”. Thằng bé, tay vẫn lướt điện thoại, khẽ gật đầu mà không cần phải nhìn vào mắt chị gái nó.
Tớ biết, tụi nhỏ nghĩ gì. Ở cái tuổi tụi nhỏ, trong khi ở Việt Nam, bạn bè vẫn đang đi học đại học, vẫn hồn nhiên với những khoảng thời gian thanh xuân rực rỡ, thì các em của tớ, đã phải rời xa gia đình, xa những thứ đã gắn bó cả gần 20 năm trời, tới một nơi cách xa tới 4000 cây số, ngụp lặn trong một đống vất vả không tên. Ở lứa tuổi đầu 20, trong đầu tụi nhỏ đã bắt đầu có những suy nghĩ “Làm sao gom đủ tiền học kì sau?”, “Làm sao để kiếm việc làm thêm?”, “Tháng này nhận được bao nhiêu tiền?”, và hàng trăm nỗi lo khác về học tập, công việc. Tụi nhỏ mới bước chân vào đời, mới rời xa khỏi sự bảo bọc của gia đình đã phải sớm gồng mình lên, đè nặng lên vai bởi trách nhiệm và một danh phận “du học sinh”. Những đứa em của tớ, ngày ngày vẫn đi học như bạn bè ở Việt Nam, nhưng sau đó, là những giờ đi làm thêm quần quật đến tận nửa đêm, dù trong thời tiết nóng như chảo lửa hay rét cắt da cắt thịt, thì nỗi lo cơm áo gạo tiền học phí nơi xứ người đã không cho phép tụi nhỏ được dừng lại hay bỏ cuộc.
Tớ cảm thấy mình vẫn còn may mắn. Vì ít nhất, tớ đã trải qua một quãng thời gian học đại học, sống với tuổi trẻ thật sự trước khi bước chân vào con đường du học. Thế nhưng không ít lần khó khăn ở xứ người khiến tớ phải rơi nước mắt và muốn bỏ cuộc. Tớ cũng từng chứng kiến nước mắt, nỗi vất vả, lo lắng hiện lên trong ánh mắt tụi nhỏ, những hoang mang khi không biết tiếp theo chuyện gì sẽ xảy ra, phải làm như thế nào. Và tớ biết, trong suy nghĩ của tụi nhỏ, ít nhất không dưới hai lần từ “hối hận” chợt thoáng qua.
Nhưng, có một điều tớ chắc chắn rằng, những đứa em của tớ đang học ở Hàn Quốc, là những con người mạnh mẽ đến bất ngờ. Vì nếu không mạnh mẽ, tụi nhỏ sẽ không thể trụ được lâu với một cuộc sống màu hồng thì ít mà khó khăn thì nhiều như vậy. Cho dù phải gánh cả tá áp lực trên vai, thì nụ cười vẫn nở rôm rả trên môi tụi nhỏ. Cho dù phải bị ép sống trưởng thành hơn tuổi, thì tụi nhỏ cũng đã biết nghĩ đến gia đình nhiều hơn. Sướng hay khổ, thì điều quan trọng nhất vẫn là quyết định của tụi nhỏ. Tớ thương tụi nhỏ phải trưởng thành quá sớm, nhưng cũng ngầm khâm phục các em ấy vì những gì các em ấy đang làm. Cho dù cuộc sống du học có khó khăn, có vất vả, thì tớ tin những năm tháng du học ấy sẽ giúp tụi nhỏ rất nhiều trong tương lai. Vì ít nhất năm xưa, tụi nhỏ dám “liều lĩnh”, chấp nhận những khó khăn và mất mát để đặt cược cả tương lai và tuổi trẻ của mình vào bốn chữ “Du học Hàn Quốc
(Nguồn : Seoul và cô nàng ngốc xít – 서울과 베트남여자)

☎ Hotline tư vấn miễn phí: 028.73007737
CN Seoul: Tầng 2, Tòa nhà Gangseong 16, Teheran-ro 63-gil, Gangnam-gu
CN Hà Nội: số 16, ngõ 213 Trung Kính, Q. Cầu Giấy.
CN Sài Gòn: số 37 đường số 14, KĐT Vạn Phúc, Q. Thủ Đức
CN Nghệ An: 07 Lê Lợi, TP. Vinh, T. Nghệ An
CN Hải Dương: 89 Nguyễn Thị Duệ, TP Hải Dương.
Facebook
Twitter
Pinterest
Tumblr
5/5

Bài viết mới nhất

028.7300.7737