Thỉnh thoảng mình hay hỏi anh chị/ bạn bè tại sao lại chọn nghề đang làm, mọi người đều trả lời “nghề chọn người”.Hồi ấy không hiểu và cũng không tin vì nghĩ thích làm gì là quyền của mình chứ ! Nhưng sau này càng ngẫm càng thấy đúng vì những lựa chọn, những cơ hội đâu có đến nhiều lần trong đời. Nhất là khi 18 tuổi – cái tuổi tưởng lớn nhưng thực ra thì chưa và dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Mình sẽ chia sẻ hai câu chuyện chọn ngành học đại học và cao học của mình nhé.
Câu chuyện thứ nhất.
Ngày 18 tuổi, làm hồ sơ thi đại học, mẹ muốn mình học Kế toán cho dễ xin việc, còn mình muốn học Ngôn ngữ học hoặc Báo chí nhưng mẹ bảo khó xin việc. Mình không thích kinh tế, toán học vì cảm giác nó thật khô khan. Không những thế lại còn phải chọn trường, trường này thì cao quá học dốt sợ không đỗ, trường kia lại thấp quá. Cuối cùng mình chọn ngoại ngữ – đúng cái ngành xã hội mình thích mà bố mẹ cũng chấp nhận.
Vậy là mình học ngoại ngữ, thế bây giờ thi khoa nào? Vốn mình thích khoa Hàn nhưng không dám thi vì sợ điểm cao. Cuối cùng năm ấy mình đỗ khoa khác, thừa khoa Hàn những 2 điểm. Chuyên ngành mình học cũng thú vị và giúp mình quen được nhiều người bạn tốt. Không hề hối hận và vô cùng trân trọng quãng thời gian 4 năm đại học, mình ra trường, đi làm đúng chuyên ngành được 6 tháng lại nghỉ để học tiếng Hàn từ những bài học đầu tiên rồi đi Hàn học thạc sĩ. Cử nhân ngôn ngữ Anh đi học chuyên ngành bằng tiếng Hàn ở Hàn Quốc, hơi không liên quan nhỉ. Đặt câu hỏi ngược lại, nếu ngày đó mình không sợ mà thi luôn khoa Hàn, có lẽ mình đã đi Hàn sớm hơn, thuận lợi hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Dù bây giờ không tiếc nuối nhưng vì nhút nhát mà mình đã mất thêm nhiều thời gian và công sức hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Khi có bạn nào hỏi học ngành gì, mình đều khuyên hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình. Các cụ có câu “Khôn ngoan lắm thì ngang trái nhiều”, tính toán chọn đi chọn lại rồi lại quay về đúng cái mình thích, lúc ấy lại vất vả hơn.
Câu chuyện thứ hai.
Khi mình chọn ngành học Thạc sĩ. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình viết được nhiều vậy không?
Nhiều bạn bảo do mình rảnh quá hay do đang PR bán hàng nhưng thực sự là mình bận đến mức không reply nổi các inbox ấy chứ chưa nói đến bán hàng. Viết được là vì trước kia mình đã viết báo rất nhiều đấy, sau này vì nhiều lý do mà mình không viết nữa. Nhưng khi chọn các ngành xã hội để học Thạc sĩ như Du lịch, Kinh tế, Giáo dục, Ngôn ngữ… thì Truyền thông vẫn là ngành hợp với mình nhất vì mình có sở trường viết. “Nghề chọn người” là đây chứ đâu, ai có sở trường gì thì làm nghề đó, phân công xã hội hết rồi.
Hãy học theo sở trường của bạn. Khi bạn có năng khiếu và đam mê thì sẽ làm tốt những công việc liên quan. Nếu bạn khéo léo và thích làm đẹp, học những ngành liên quan đến làm đẹp để trang điểm cho đời. Nếu bạn thích viết, hãy mạnh dạn học báo chí, truyền thông. Nếu bạn có trái tim nhân hậu muốn chữa bệnh cứu người, tại sao không học ngành y? Nếu bạn thích kinh doanh, tại sao không học kinh tế?
NGÀNH NÀO DỄ XIN VIỆC?
Ở tuổi 18, mình chưa nhìn nhận được xã hội ngoài kia rộng rớn như thế nào. Nhưng bây giờ ở tuổi 26, mình nhận ra ngành nghề rất đa dạng, nhu cầu tuyển dụng của các công ty, tập đoàn lớn nhỏ cũng vô cùng lớn. Từ các công việc như trợ lý, phiên dịch, nhân sự, kế toán, giáo viên, kỹ thuật, quản lý… ở các khu công nghiệp, ngân hàng, công ty, spa. Nhưng mức lương cao đều yêu cầu ngoại ngữ giỏi. Quan trọng là bạn đủ tiêu chuẩn không thôi.
Bạn có thể học một ngành nào đó nhưng chưa chắc đã làm đúng ngành, vì khi cơ hội đến bạn thấy khá thú vị và muốn thử sức. Bạn có thể học ngoại ngữ, du lịch, giáo dục và đi làm nhân sự, truyền thông, PR, Marketing, xuất nhập khẩu, dạy học, phiên dịch… 4 năm học không chỉ học chuyên ngành, bạn sẽ còn học nhiều thứ khác như ngoại ngữ, chứng chỉ nghề, chứng chỉ tin học hoặc ngoại ngữ khác. Mình có anh bạn học Ngoại thương, làm nhân viên ngân hàng lớn nhưng sau đó về mở trung tâm tiếng Anh. Hay một cậu bạn khác học Sư phạm Vật lý giờ đẹp trai lai láng làm tiếp viên hàng không vi vu khắp nơi. Hay có bạn học Bách Khoa xong đi mở salon tóc vì bạn ấy thích làm đẹp. Những ngày kĩ thuật khô khan tưởng chừng “khó xin việc” nhưng lại có rất nhiều cơ hội đi nghiên cứu, thực tập hấp dẫn ở nước ngoài.
Điều quan trọng nhất trong 4 năm Đại học là giúp mình rèn dũa ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành, tư duy, kỹ năng mềm để sau này ra đi làm có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh và công việc. Mình tin chắc rằng sau này khi có ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kiến thức nền tảng tốt, các bạn không bao giờ thiếu việc. Đừng rập khuôn mình học cái này là phải làm gì. Cuộc đời rộng lớn và con người không ngừng phát triển.
Hãy học những gì phù hợp với sở trường, nguyện vọng và mong muốn của các bạn. Hãy tính nhưng đừng tính quá nhiều để rồi sau này phải tiếc nuối vì đã không chọn cái mình thích, vì tuổi trẻ chỉ có một mà thôi.
(Nguồn: FB Cinderella in Korea)
DU HỌC NHẤT PHONG – ĐỒNG HÀNH DU HỌC HÀN QUỐC
TIỄN BAY HỌC VIÊN DU HỌC NHẤT PHONG
Đ𝐎𝐀̀𝐍 𝐁𝐀𝐘 𝟐𝟑 𝐇𝐎̣𝐂 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓 𝐏𝐇𝐎𝐍𝐆 𝐒𝐀𝐍𝐆 𝐇𝐀̀𝐍 𝐐𝐔𝐎̂́𝐂 Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội, đoàn bay tiếp