SEOUL

Tầng 2, Tòa nhà Gangseong, 16, Teheran-ro 63-gil, Gangnam-gu.

NGHỆ AN

Số 248 Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An.

HÀ NỘI

Số 20 ngõ 118/6 Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

HẢI DƯƠNG

Số 101 Phạm xuân huân, Phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương.

SÀI GÒN

số 37 đường số 14, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

[2023] Top 7 ngày lễ ở Hàn Quốc mà bạn nên biết

Hàn Quốc cũng giống như Việt Nam, là quốc gia có hệ thống ngày lễ vô cùng đa dạng, đây là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng ăn uống vui chơi sau những bộn bề làm việc và học tập. Mặc dù có rất nhiều ngày lễ nhưng có 3 ngày lễ đặc biệt rất quan trong phải kể đến là Tết Âm lịch (ngày mùng một tháng riêng âm lịch), lễ hội trung thu Chuseok (ngày rằm tháng Tám âm lịch), và Lễ Phật đản (ngày mùng tám tháng Tư âm lịch).

Tết âm lịch của Hàn Quốc

Tết Âm lịch ở Hàn Quốc mang những nét tương đồng so với Tết Nguyên Đán trong văn hóa ở Việt Nam, kéo dài trong 3 ngày là ngày 30 Tết, ngày mùng 1 và ngày mùng 2 Tết. Seollal đánh dấu khởi đầu cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Hàng năm, cứ đến mỗi độ Seolla, không khí Tết lại rộn ràng khắp phố phường. Đây là dịp để các gia đình sum họp và cùng nhau tận hưởng không khí năm mới, thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Vào những ngày này, nhà nào cũng treo trước cửa một chiếc Bok jo ri( xẻng bằng rơm) với niềm tin và mong ước nhận được phúc lộc quanh năm.

Đây là ngày được người Hàn Quốc coi trọng nhất trong năm, vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi tất cả đều mặc trang phục truyển thống hanbok, hành lễ trước tổ tiên với nghi lễ thờ cúng Charye, thưc hiện nghi lễ cúi đầu chào truyền thống sebe và cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống, thưởng thức Tteok kuk( Canh bánh gạo). Đây luôn luôn là món ăn mà người Hàn Quốc thưởng thức đầu tiên vào dịp năm mới với niềm tin về sự thuần khiết và sự trường thọ.

Nếu bạn đến thăm một gia đình Hàn Quốc vào dịp nghỉ lễ cực quan trọng này, hãy nói:

“Say hay boke-mahn he pah du say oh” có nghĩa là “mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.

Những ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc

Tết Trung thu của Hàn Quốc – Chuseok (ngày rằm tháng Tám âm lịch)

Chuseok, cùng với Seollal, là ngày lễ trọng đại nhất ở Hàn Quốc. Chuseok được tổ chức vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Cũng giống như Tết Âm lịch Hàn Quốc, các gia đình tụ họp với nhau tiến hành một nghi lễ thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bữa tiệc với các món ăn truyền thống gồm có bánh gạo songpyeon (hấp trên lá cây thông) mà cả gia đình cùng nhau chế biến.

Khác với Việt Nam, Trung thu đối với người Hàn Quốc quan trọng không thua kém gì tết âm lịnh (hay tết nguyên đán của người Việt) bởi vì đây là thời điểm vụ mùa được thu hoạch, mọi hoạt động được nghỉ ngơi, ăn mừng trong xã hội phong kiến với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp. Tiếp tục tinh thần giữ gìn truyền thống văn hóa bản địa, người Hàn Quốc vẫn xem trung thu là một kỳ nghỉ lớn kéo dài 3 ngày liên tiếp và mọi gia đình sẽ quây quần ăn uống, vui vẻ bên nhau. Ngoài ra, người Hàn Quốc thường đi tảo mộ trong những ngày này thay vì vào ngày tết âm lịch như người Việt Nam. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa 2 nền văn hóa Hàn-Việt trong chế độ sử dụng lịch âm lịch.

Lễ phật đản tại Hàn Quốc (ngày mùng tám tháng Tư âm lịch)

Phật Giáo là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Chính vì thế, ngày Lễ Phật Đản cũng chính là ngày nghỉ lễ quốc gia của đất nước này. Lễ Phật Đản ở Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 08 – 04 Âm lịch, để kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật. Cứ vào ngày này hàng năm, đường phố Hàn Quốc lại được trang hoàng bởi sự rực rỡ của những chiếc đèn lồng đủ loại màu sắc. Người dân xứ sở kim chi lại náo nức cho một mùa Lễ hội đèn lồng hoa sen – Yeondeung. Bắt nguồn từ câu chuyện Binjaildeung( tạm dịch là “cây đèn của người nghèo”) về một cô gái nghèo đã dùng toàn bộ số tiền cô dành dụm được để mua một chiếc đèn dâng lên đức Phật. Lòng thành của cô gái đã khiến cho duy nhất chiếc đèn của cô còn sáng, trong khi hàng vạn chiếc đèn khác đều tắt ngấm. Ngoài lễ rước đèn, người dân Hàn Quốc còn tổ chức Lễ đánh trống và đánh chuông, Lễ Tắm Phật với ý nghĩa thức tỉnh và làm sạch phiền toái, trần bụi

Ngoài ra Hàn Quốc còn có một số ngày nghỉ lễ lớn khác như:

Ngày kỉ niệm độc lập của Hàn Quốc (15/8 DL)

Mặc dù tuyên ngôn độc lập được tuyên bố vào ngày 1/3/1919 nhưng mãi đến ngày 15/8/1945 Hàn Quốc mới thực sự giành được độc lập hoàn toàn từ tay thực dân Nhật để 3 năm sau đó, Hàn Quốc chính thức thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc riêng cho đất nước.

Ngày Lập quốc của Hàn Quốc (03/10)

Ngày Lập quốc kỷ niệm ngày thành lập Gojoseon, nhà nước đầu tiên của Hàn Quốc. Người ta cho rằng ngày này là do Hoàng đế Dangun lập ra, người được biết đến là ông tổ của người Hàn Quốc trong văn hóa dân gian cổ xưa.

Ngày lễ Hangeul của Hàn Quốc (09/10)

Ngày lễ Hangeul kỷ niệm ngày Vua Sejong Vĩ đại phát minh và công bố chữ Hangeul – chữ viết chính thức của tiếng Hàn. Vào năm 1997, UNESCO đã đưa Hangeul vào Danh sách Ký ức Thế giới.

Lễ Giáng sinh tại Hàn Quốc (25/12)

Giáng sinh là một ngày lễ của Đạo Thiên chúa kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Giêsu. Nhiều quận trung tâm thành phố được trang trí với cây thông Noel và đèn. Các khu thương mại nhộn nhịp như Myeong-dong, Khu Du lịch Đặc biệt Itaewon, và Đại học Hongik (phố Hongdae) chật ních với những người tìm kiếm bầu không khí của lễ hội Giáng sinh.

>>> Xem thêm về du học Hàn Quốc: TẠI ĐÂY !

☎ Hotline tư vấn miễn phí: 028.73007737
CN Seoul: Tầng 2, Tòa nhà Gangseong 16, Teheran-ro 63-gil, Gangnam-gu
CN Hà Nội: số 16, ngõ 213 Trung Kính, Q. Cầu Giấy.
CN Sài Gòn: số 37 đường số 14, KĐT Vạn Phúc, Q. Thủ Đức
CN Nghệ An: 07 Lê Lợi, TP. Vinh, T. Nghệ An
CN Hải Dương: 89 Nguyễn Thị Duệ, TP Hải Dương.
Facebook
Twitter
Pinterest
Tumblr
5/5

Bài viết mới nhất

028.7300.7737